THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO "30 NĂM THỰC THI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG"

THƯ MỜI

VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC

“30 NĂM THỰC THI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”

 

Kính gửi: Quí vị đại biểu

Trong bối cảnh hiện trạng môi trường của đất nước và xu thế môi trường thế giới liên tục thay đổi, vấn đề nhìn nhận, đánh giá những thành tựu và thách thức về việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường trong 30 năm qua, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai là điều rất quan trọng và cần thiết.

Trước thực tế đó, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “30 năm thực thi Luật Bảo vệ môi trường” nhằm tạo diễn đàn để trao đổi, đánh giá, làm rõ những thành tựu, thách thức trong việc thực thi các Luật Bảo vệ môi trường trong 30 năm qua và từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

Ban Tổ chức trân trọng kính mời các tác giả quan tâm gửi bài tham luận có tính mới, chưa được xuất bản trước đây cho Ban Tổ chức. Danh mục chủ đề hội thảo vui lòng xem phụ lục đính kèm. Lưu ý: Tác giả có thể chọn chủ đề không nằm trong danh mục tham khảo.

Thời gian nhận đăng ký và bài tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học:

Nhận tóm tắt tham luận: Hết ngày 05/11/2023.

Nhận bài tham luận hoàn chỉnh: Hết ngày 22/11/2023.

Yêu cầu về hình thức: Kiểu chữ Times New Roman, size 13, giãn dòng 1.3, độ dài tối thiểu 8 trang A4 (bao gồm cả chú thích). Tác giả ghi rõ họ tên, học hàm/học vị, nơi công tác.

Bản tóm tắt vui lòng gửi qua đường dẫn sau: https://forms.gle/emeFyZoDwgV3NDTW7.

Và tham luận hoàn chỉnh xin gửi qua email: TS. Võ Trung Tín (email: vttin@hcmulaw.edu.vn) hoặc ThS. Lý Thành Nhân (email: ltnhan@hcmulaw.edu.vn).

Ban tổ chức sẽ chọn bài tham luận chất lượng để trình bày tại hội thảo.Rất mong nhận được sự hưởng ứng tham gia viết bài từ các nhà khoa học.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Tải Thư mời TẠI ĐÂY

Hội thảo xoay quanh các chủ đề chính sau:

 

- Thách thức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong bối cảnh hiện nay và giải pháp.

- Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

- Bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn.

- Bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp, mai táng, hỏa táng, xây dựng, giao thông vận tải, văn hóa thể thao du lịch, khoáng sản, dầu khí.

- Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch phát triển.

- Cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoàn thiện quy định và thực thi pháp luật bảo vệ môi trường.

- Cơ chế, chính sách Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.

- Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

- Thực hiện đánh giá môi trường (đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường).

- Quản lý chất thải và các chất gây ô nhiễm.

- Ứng phó biến đổi khí hậu.

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường.

- Quan trắc môi trường, thông tin cơ sở dữ liệu môi trường, báo cáo môi trường.

- Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

- Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường.

- Thực thi trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường

- Nội luật hóa các cam kết về bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên.

- Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường

- Hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

Lưu ý: Khuyến khích các chủ đề so sánh với các Luật Bảo vệ môi trường trước đây. Các tác giả có thể chọn chủ đề khác, Ban chuyên môn sẽ xem xét tính phù hợp của bài viết và phản hồi với tác giả sau khi nhận được phần tóm tắt.

--%>
Top